Thu hoạch măng cụt xanh có ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa sau không?
Trên các hội nhóm Facebook, giá măng cụt xanh được các thương lái quảng cáo hàng tuyển, quả to, mọng, giòn, với giá tăng khoảng 20% so với năm ngoái.
Măng cụt xanh gọt vỏ sẵn giá cao hơn loại chưa gọt khoảng 6 - 9 lần, song ruột măng cụt vẫn được ưa chuộng do một trái măng cụt xanh trắng mịn, ngon mắt cần tốn rất nhiều công sức, thời gian…và nước.
Chưa kể, măng cụt vỏ dày, để có 1kg măng cụt xanh gọt vỏ cần khoảng 5 – 6 kg măng cụt nguyên vỏ. Theo các chủ kinh doanh, việc thuê nhân công để gọt vỏ và tiền nước cũng đẩy giá thành măng cụt gọt sẵn cao gấp nhiều lần.
Măng cụt là đặc sản của vùng Đông Nam Bộ, được ví là "nữ hoàng trái cây". Thời điểm này năm ngoái, trái măng cụt xanh bỗng gây sốt khi trộn cùng gỏi gà thành món gỏi gà măng cụt. Món ăn được người tiêu dùng khắp cả nước săn lùng và nếm thử.
Trên trái măng cụt mỗi năm đều ra một cặp lá. Cặp lá này năm sau sẽ ra trái mới. Khi hái măng cụt xanh bắt buộc phải bẻ cả cặp lá, nếu thu hoạch không khéo cây sẽ cho ít trái hơn. Nhất là sẽ bị si cây năm sau sẽ không cho nhiều trái.
Để có được vườn măng cụt đạt năng suất và chất lượng thì bà con hạn chế tối đa việc hái trái xanh. Bên cạnh đó bà con cũng cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.
Mời bà con áp dụng phương thức dưới đây để có được một vườn măng cụt năng suất vượt trội.
- Chuẩn bị đất trồng
_ Chọn đất sét hữu cơ, có độ tơi xốp dinh dưỡng cũng như khả nắng thoát nước tốt.
_ Nếu vùng đất bị nhiễm phèn thì nên sử dụng thêm phân bón hữu cơ Txuco Good, Truyền Thống, Future…hoặc các loại hữu cơ khác của nhà máy sản xuất phân bón Trường Xuân.
_ Khoảng cách trồng thích hợp là 25cm, sâu khoảng 20cm.
_ Và trước khi trồng nên trộn đất với giá thể của Trường Xuân, bà con cũng không cần sử dụng phân bón lót vì trong giá thể có hàm lượng phân nhất định phù hợp với cây trồng…. giúp cây phát triển nhanh hơn.
- Chế độ tưới nước: tưới đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần.
- Bón phân
_ Măng cụt là cây cần nhiều phân hữu cơ. Bón đầy đủ phân hữu cơ sẽ giúp cây sinh trưởng khoẻ, ra nhiều hoa, hạn chế hiện tượng ra trái cách năm và giảm đáng kể tỷ lệ trái bị xì mủ.
_ Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa: Sử dụng phân có kali cao NPK 10-10-30+TE 0,5 kg/cây & Super lân 4-5kg/cây
_ Giai đoạn cây cho trái:
Bón lúc cây đậu quả xong (đường kính quả 1 - 2 cm). Sử dụng phân NPK 17-17-17+TE liều lượng như sau:
+ Cây măng cụt có từ 6 - 15 năm tuổi có thể bón 0.5 - 1kg phân vô cơ/lần/cây.
+ Cây măng cụt lớn hơn 15 - 20 tuổi có thể bón 1 - 2kg phân vô cơ/lần /cây.
+ Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20 năm có thể bón 2 - 3 kg phân vô cơ/lần/cây.
Bón lúc cây có trái chuẩn bị chín. Sử dụng phân NPK 19-19-19+TE liều lượng như sau:
+ Cây măng cụt có từ 6 - 15 năm tuổi có thể bón 0.5 - 1kg phân vô cơ/lần/cây.
+ Cây măng cụt lớn hơn 15 - 20 tuổi có thể bón 1 - 2kg phân vô cơ/lần /cây.
+ Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20năm có thể bón 2 - 3kg phân vô cơ/lần/cây.
_ Giai đoạn cây sau thu hoạch:
+ Mỗi năm nên bón 5 - 10kg phân hoai mục (Phân Txuco Truyền Thống) cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức UreaBZn 0.5kg & 17-17-7+7S+ TE 0.5kg trên 1 cây