ĐBSCL đang trong cao điểm mùa khô với những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
ĐBSCL đang trong cao điểm mùa khô với những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại ĐBSCL nói chung và cả các tỉnh vùng cao nói riêng đã khiến cho nhiều diện tích nông sản bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.
Bất lực nhìn nông sản kiệt quệ, đất đai khô hạn nứt nẻ
Các vùng đất trồng nông sản, lúa nước và các cây nông nghiệp lâu năm, ….đang phải đối mặt với nắng hạn gay gắt, đồng khô ruộng khát, cây cối tiêu điều. Khô hạn khốc liệt đã gây thiệt hại nhiều diện tích cây trồng của người dân. Đặc biệt, cây cà phê đang phải đối mặt với thiệt hại nghiêm trọng khi nhiều diện tích đang bị khô cháy trước sự bất lực của người dân cũng như chính quyền địa phương.
Ghi nhận thực tế cho thấy rất nhiều bà con nông dân tại vùng cao chia sẻ: vườn cà phê dọc hai bên đường đã bất đầu bị cháy, lá vàng khô. Nguồn nước tưới từ các giếng khoan, khe suối thời điểm này gần như không còn nên nhiều hộ dân chỉ còn biết nhìn vườn cà phê của gia đình chết cháy. Ở đồng bằng nông sản thì năng suất kém, phân bón thất thoát nhiều vì bị bốc hơi.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều khu vực đã trải qua hơn 3 tháng mùa khô. Đặc biệt từ tháng 2 đến nay, tình trạng nắng nóng bao trùm trên diện rộng, nhiều nơi nắng nóng gay gắt trên 37OC suốt nhiều ngày liền. Nắng nóng kéo dài khiến tình trạng khô hạn mỗi ngày một thêm trầm trọng.
Như tỉnh ven biển Sóc Trăng, theo Sở NN-PTNT tỉnh, tính đến thời điểm này hạn mặn gây thiệt hại hoàn toàn hơn 40 ha lúa, bên cạnh đó có khoảng 1.400 ha khác cũng đang bị ảnh hưởng. Thống kê của Cục Thủy lợi cho thấy toàn vùng ĐBSCL có đến 20.510 ha lúa bị hạn mặn đe dọa, hơn 43.300 ha cây ăn trái đang thiếu nước tưới và có khả năng bị thiệt hại. Còn ở vùng cao như Tây Nguyên, những vùng đất đỏ,….cũng đang đối mặt với tình trạng nắng nóng và khô hạn không kém, diện tích bị ảnh hưởng từ 15.000 - 26.000 ha. Đây là xứ sở của nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, ca cao, bơ… nên khô hạn gây thiệt hại càng lớn.
Do đó bà con cần bổ sung một lượng nước đầy đủ và phân bón hữu cơ TXUCO cho phù hợp, hạn chế phân bón hoá học để không gây tình trạng suy trên cây trồng.
Để nắm rõ hơn về tình trạng nắng nóng hiện nay và canh tác, bón phân hiệu quả trên cây trồng trong điệu kiện thế này. Bà con có thể đón xem trực tiếp trên kênh THVL1, vào lúc 15h ngày 20/04/2024 để biết được kỹ thuật giữ ẩm cho vườn, cách bón phân, các chủng loại phân phù hợp cho cây trong điều kiện nắng gay gắt, nhiệt độ cao, vườn thiếu nước… như thế nào.
Có sự góp mặt của các diễn giả: Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long.
Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Thạc sĩ Nguyễn Lê Khánh Linh - TP dự án tại nhà máy sản xuất phân bón Trường Xuân mời bà con cùng đón xem và đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình!